Bí truyền “thần dược cỏ máu” dành cho phụ nữ

thần dược cỏ máu

Ông Trần Văn Hóa và rể cây “cỏ máu”. Ảnh: Linh Đan

Trong đời sống của người Rục – một tộc người được “phát hiện” tại Quảng Bình hơn 50 năm trước – không thể thiếu một loại cây, được xem như là một thứ thần dược bí truyền, đó chính là cây cỏ máu hay còn gọi là “rệt cun tang”

“Thần dược” cho phụ nữ

Từ các bản của người Rục đang sống, phải mất gần một ngày đường đi bộ mới đến được vị trí có cây “cỏ máu” mọc, đường đi phải vượt qua nhiều núi  đá  cao  và  đến  nhiều  nơi  đang  còn  ít  dấu  chân người. Đây là một loại cây thân mộc, kích thước lớn, rễ cây nằm sâu dưới đất to bằng bắp chân. Rễ cây được đào lên, phủi sạch đất và hơ trên bếp lửa trước khi được chặt nhỏ thành từng lát và nấu lấy nước uống hằng ngày. Sau khi nấu sôi, nước có màu đỏ như màu máu, khi uống hơi có vị chát, đắng, sau khi uống miệng có vị ngọt nhẹ.

Người Rục  tin  rằng nhờ có nước cây cỏ máu mà  họ  đã  chống  lại mọi  bệnh  tật,  đặc  biệt nhờ  nó mà  phụ  nữ  có  được  sức  khỏe  và  hồi  phục nhanh sau khi sinh nở.

Tính hiệu nghiệm của nó đối với con người đến đâu thì chưa biết vì chưa có công trình  khoa  học  nào  nghiên  cứu,  nhưng  nó  đã  gắn liền và không thể thiếu đối với người Rục trong suốt thời gian qua.

Khi được hỏi, vì sao phải hơ khô trên bếp lửa mới dùng được? Ông Hồ Cao (ở bản Ón, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) trả lời, vì khi cây còn tươi sẽ không hiệu nghiệm, uống vào người sẽ bị sưng vù. Người Rục tin rằng khi uống vào cơ  thể có  thể  thay  thế được máu người, khi  sinh đẻ phụ nữ mất máu nhiều nên uống vào sẽ được bù lại.

Khi  hỏi  đồng  bào Rục,  không  ai  biết  nguồn gốc tên “cỏ máu” xuất phát từ đâu, cũng có thể bắt nguồn từ lý do đó. “Nước cỏ máu khi nấu sôi được dùng để  tắm cho  tre nhỏ, phụ nữ sau sinh hay bình  thường mà  bị  đau  bụng  uống  vào  sẽ  hết  ngay mà” – ông Cao Liên (ở bản Ón) hồn nhiên hướng dẫn khi chúng  tôi hỏi về công dụng cây cỏ máu. Người dân ở đây còn tương truyền rằng, con gái Minh Hóa có làn da trắng nõn nà, mái tóc đen dài óng mượt, môi đỏ, mắt đen cũng một phần là do dòng sữa mẹ uống nước cỏ máu mà thành.

Nhân rộng “bí truyền”

Và  người Rục  đã  không  giữ  bí  truyền  “cỏ máu”  cho  riêng mình.  Ông  Cao  Chăn  – một người có thâm niên trong việc tìm kiếm cây cỏ máu – tâm sự: “Trước kia người Rục không bao giờ cho ai biết loại cây này nhưng dần dần, “bí truyền” đã được nhân rộng do một số người Rục đã đào rễ cây đem đi bán để kiếm ít tiền mua thức ăn. “Mỗi khúc như vậy bán 10 ngàn  thôi” – ông nói. Hiện nay  “cỏ máu”    được  bán  ở  chợ Quy Đạt  (huyện Minh Hóa) vào các ngày chợ phiên (cứ 5 ngày là có 1 ngày chợ phiên). Nguồn hàng chủ yếu do gia đình ông Trần Văn Hóa (ở thị trấn Quy Đạt, Minh Hóa) cung cấp.

Tìm về nhà ông Hóa cách chợ Quy Đạt chừng 1km, chúng tôi may mắn gặp được vợ chồng ông khi đang tất bật ở dưới bếp vì đang chuẩn bị chặt nhỏ rồi chất đầy một bao tải “cỏ máu” để gửi về xuôi theo đơn đặt hàng. Ông kể, thời gian gần đây, không những phụ nữ người Rục tại huyện Minh Hóa mà ngay cả  người  dân  dưới  thành  phố Đồng Hới  cũng  dùng nước từ cây “cỏ máu” để uống sau khi sinh nở.  Chỉ tay về ngọn núi phía xa xa  trước mặt ngôi nhà, ông Hóa cho biết đó là nơi ông thường xuyên trèo lên để chặt cây “cỏ máu” mang về bán. Trung bình mỗi phiên chợ vợ chồng ông kiếm được trên 300 ngàn đồng. Bà Đinh Thị Phúc – vợ ông Hóa – kể: “Nhiều người ở xuôi lên mua họ nói, mua về nấu nước uống bình thường hằng ngày cũng tốt, uống thấy khỏe người hăn”.

 

LINH ĐAN
Nguồn Báo Lao Động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *